024 7100 6886

Bảng giá cước vận chuyển container đường biển một số tuyến quốc tế T11/2023

1. Bảng giá cước vận chuyển container đường biển và các loại phí

Bảng giá cước vận chuyển container đường biển một số tuyến quốc tế T11/2023

 

POL POD 20’DC (USD) 40’DC (USD) SCHEDULE TRANSIT TIME (DAYS)
HCM PHNOMPENH 50  

90

 

MON, TUE, WED 2
HCM SIHANOUKVILLE 80  

150

 

SUN 2
HCM SINGAPORE 0  

0

 

MON, THU, FRI 2
HCM HONGKONG 0 0 MON, TUE, THU 3
HCM BANGKOK/LAEM CHABANG 0 0 TUE, WED, THU, FRI 2
HCM MANILA (North) 20

40

MON, FRI 10- 12
HCM SHANGHAI 0  

0

 

WED, THU, FRI, SAT 7 – 8
HCM QINGDAO 0  

20

 

MON, TUE 7- 13
HCM PORT KLANG 40  

100

 

MON 3
HCM SHEKOU 0  

20

 

THU 4
HCM BUSAN 60 (INCL EBS at POD)  

 

150 (INCL EBS at POD)

 

TUE, THU, SAT 8- 10
HCM INCHEON 160 (INCL EBS + CIC at POD)  

 

300 (INCL EBS + CIC at POD)

 

THU 8
HCM TOKYO 50  

60

 

TUE, SAT, SUN 9- 12
HCM YOKOHAMA 50  

60

 

TUE, SAT, SUN 9- 11
HCM OSAKA 60  

100

 

SAT, SUN 8- 10
HCM KOBE 70  

100

 

SAT, SUN 9
HCM NAGOYA 60  

90

 

TUE, SAT, SUN 15
HCM YANGON 740  

1160

 

TUE 6
HCM JAKARTA 170  

350

 

MON, TUE, WED 2

 

*Lưu ý: Giá chưa bao gồm Local charge hai đầu

Vui lòng liên hệ với chúng tôi theo hotline 024 7100 6886 hoặc gửi mail trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ, tư vấn thêm về dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế.

Giá vận chuyển container đường biển quốc tế đi kèm với nhiều loại phí khác nhau

Giá vận chuyển container đường biển quốc tế đi kèm với nhiều loại phí khác nhau

+ OF (Ocean Freight): cước vận chuyển đường biển chưa bao gồm các phụ phí

+ Các phụ phí của hàng quốc tế:

  • THC (Terminal Handling Charge): phụ phí xếp dỡ tại cảng. Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…
  • Phí B/L (Bill of Lading fee): phí chứng từ (Documentation fee): là phí để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng xuất khẩu
  • Seal: Phí niêm chì
  • Phí AMS (Advanced Manifest System fee): phí khai hải quan cho hàng đi Mỹ và Trung Quốc
  • Phí AFR  (Advance Filing Rules): phí khai hải quan cho hàng đi Nhật
  • Phí BAF(Bunker Adjustment Factor): phụ phí biến động giá nhiên liệu.
  • EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
  • Phí PSS (Peak Season Surcharge): phụ phí mùa cao điểm
  • ISPS (International Ship and Port Facility Security Surcharge): phụ phí an ninh
  • CIC (Container Imbalance Charge): phụ phí mất cân đối vỏ container
  • COD (Change of Destination): phụ phí thay đổi nơi đến
  • DDC (Destination Delivery Charge): phụ phí giao hàng tại cảng đến
  • D/O (Delivery Order fee): phí lệnh giao hàng
  • ISF ( Importer Security Filing): kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu dành cho hàng đi Mỹ
  • Phí CFS (Container Freight Station fee): phí xếp dỡ, quản lí kho tại cảng, dành cho là LCL. Mỗi khi có một lô hàng lẻ xuất / nhập khẩu thì các công ty Consol / Forwarder phải dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại và họ thu phí CFS.
  • Cleaning fee: phí vệ sinh
  • Lift on/ lift off: phí nâng hạ

Các phụ phí vận tải đường biển

Phụ phí là các khoản phí được tính thêm vào giá cước biển trong biểu giá của hãng tàu. Ngoài ra, mục đích của các loại phụ phí này để bù đắp cho hãng tàu những chi phí phát sinh thêm hay doanh thu giảm đi do các nguyên nhân khách quan ( giá nhiên liệu thay đổi, bốc xếp hàng tại cảng, làm chứng từ,...)

Các phụ phí này thường không cố định mà thay đổi liên tục. Khi tính tổng chi phí, chủ hàng cần lưu ý tính trước cả các phụ phí mà hãng tàu đang áp dụng trên tuyến vận tải:

 

  • THC: USD 120/180 per 20’/40’
  • Seal: USD 9/pcs
  • Docs free: USD 40/BL
  • Telex release: USD 35/BL nếu có
  • AFR: USD 35/BL 
  • AMS: USD 35/BL

2. Hướng dẫn cách tính cước vận chuyển bằng đường biển

Cước vận chuyển theo container FCL và LCL

Cước vận chuyển theo container FCL và LCL

Đối với hàng FCL (nguyên container)

Đơn vị tính phí của FCL thường tính trên đơn vị Container hoặc Bill/ Shipment. Từ đó ta có công thức tính phí hàng FCL:

  • Với những chi phí trên Container: lấy giá cước x số lượng Container.

  • Với những chi phí trên Bill/Shipment: lấy giác cước x số lượng Bill hoặc số lượng Shipment đó. 

Đối với hàng LCL (Hàng lẻ)

Cách tính cước vận chuyển đối với hàng LCL được dựa trên hai đơn vị tính:

  • Trọng lượng thực của lô hàng: tính bằng cách cân (đơn vị: KGS)

  • Thể tích thực của lô hàng: tính theo công thức: (dài x rộng x cao) x số lượng (đơn vị: CBM)

Sau đó sử dụng công thức:

  • 1 tấn < 3 CBM: hàng nặng, áp dụng theo bảng giả KGS

  • 1 tấn >= 3 CBM: hàng nhẹ, áp dụng theo bảng giá CBM

Đây là công thức giúp các doanh nghiệp tính trước giá cước vận chuyển hàng hóa để dự trù đủ chi phí.

3. Yếu tố ảnh hưởng tới bảng giá cước vận tải container đường biển 

Dưới đây là một số yêu tố có thể ảnh hưởng tới bảng giá vận chuyển đường biển:

  • Trọng lượng hàng hóa lớn hoặc nhỏ
  • Kích cỡ hàng hóa gọn gàng hay cồng kềnh, siêu trường siêu trọng 
  • Thời điểm vận chuyển: Hàng hóa thời vụ, mùa thấp điểm, mùa cao điểm, hàng Tết,...
  • Điều kiện giao nhận hàng door to door, CY-CY (Container Yard), CY - door
  • Loại hàng hóa có tính chất như thế nào: Ví dụ hàng thông thường, hàng giá trị cao, hàng đông lạnh, hàng hóa chất, hàng có mùi, hàng dễ vỡ, hàng yêu cầu điều kiện bảo quản, chất xếp, vận chuyển đặc biệt,... 
  • Tần suất vận chuyển hàng hóa. Nếu hàng đi thường xuyên thì sẽ có mức giá tốt hơn
  • Loại container: container thường, 20 feet, 40 feet, loại cao, container lạnh, open top, Flat Rack, cont đặc biệt…

4. Lưu ý khi vận chuyển hàng hoá bằng container đường biển

Việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quốc tế hay nội địa đều rất quan trọng đối với khách hàng. Để đảm bảo yên tâm trong quá trình vận chuyển, khách hàng cần lựa chọn đơn vị vận chuyển uy tín. Điều này giúp khách hàng được hưởng quyền lợi về phí vận chuyển và an toàn cho hàng hóa.

Khi sử dụng dịch vụ vận chuyển container, khách hàng cần lưu ý một số điểm sau:

- Kiểm tra và xem xét kỹ hợp đồng với bên vận tải, đặc biệt là các điều khoản thuộc quyền và nghĩa vụ của các bên, bao gồm mức phí và phụ phí khác.

- Với hàng hóa có giá trị cao, dễ vỡ hoặc dễ biến chất, khách hàng cần mua bảo hiểm hàng hóa để được đền bù tổn thất nếu có sự cố trong quá trình vận chuyển.

- Tùy thuộc vào khối lượng và đặc tính của hàng hóa, khách hàng có thể chọn cách vận chuyển phù hợp để tiết kiệm chi phí vận chuyển, ví dụ như ghép hàng để giảm phí ký gửi.

- Trước khi lựa chọn đơn vị vận chuyển, khách hàng nên tham khảo và gọi điện để được nhân viên công ty vận tải tư vấn về các dịch vụ và chi phí vận chuyển. Nên so sánh giá giữa các công ty vận chuyển để chọn đơn vị phù hợp nhất.

- Không vận chuyển hàng hóa nằm trong danh sách hàng hóa bị hạn chế hoặc cấm được quy định trong các văn bản pháp luật.

5. Tại sao nên chọn vận chuyển hàng hoá container đường biển quốc tế tại VICI Logistics?

bang-gia-van-chuyen-duong-bien

VICI Logistics - Đơn vị vận chuyển hàng quốc tế bằng đường biển uy tín

Hiện nay, VICI Logistics đang cung cấp các dịch vụ vận chuyển đường biển sau:

  • Vận chuyển hàng lẻ ghép container bằng đường biển.
  • Dịch vụ giao nhận hải quan đối với các lô hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển.
  • Dịch vụ vận chuyển hàng nguyên container bằng đường biển nội địa, đường biển quốc tế.
  • Cung cấp đầy đủ các dịch vụ vận chuyển trọn gói từ kho đi đến kho đích, từ cảng đi đến cảng đích và từ kho đến cảng bằng đường biển.